Tiếng Việt ta thật phong phú! Nó có rất nhiều đặc điểm thú vị, mà một trong những khả năng độc đáo của nó là việc tạo từ ghép (kết hợp từ nhiều từ độc lập) và từ tắt (gọi tắt một từ dài). Với một vốn từ vựng phong phú thì ta có thể tạo được vố số từ ghép, nhiều khi lại có ý nghĩa rất thâm thúy, và nhiều khi rất chi là… kinh dị.
Sau đây là đề thi môn tiếng Việt dành cho các thí sinh nhập môn kiểm tra kiến thức của thí sinh về lĩnh vực này của tiếng Việt, áp dụng cho nhiều ngành khác nhau của đời sống.
THỂ THAO
1. Đứng sau tiền vệ là hậu vệ, vậy đứng sau thủ môn là gì?
GIÁO DỤC
5. Giáo viên dạy Văn học kiêm dạy Lịch sử thì gọi là giáo viên Văn sử. Vậy giáo viên dạy Sinh vật kiêm Vật lý thì gọi là gì? Giáo viên dạy Sinh vật kiêm Thể dục thì gọi là gì?
Giáo viên dạy Toán học kiêm Hóa học thì gọi là giáo viên Toán hóa. Vậy giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Đạo đức thì gọi là gì? Giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Vật lý thì gọi là gì?
TOÁN HỌC
6. Hai mệnh đề giao cắt nhau thì gọi là mệnh đề giao. Hai mệnh đề hợp chung với nhau thì gọi là mệnh đề hợp. Vậy hai mệnh đề thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì gọi là gì?
VẬT LÝ
7. Cực tích điện dương gọi là dương cực, cực tích điện âm gọi là âm cực. Vậy vật tích điện dương và vật tích điện âm gọi là gì?
HÓA HỌC
8. Chất tinh khiết gọi là tinh chất. Tôi luyện để lấy tinh chất thì gọi là tinh luyện, sàng lọc để lấy tinh chất thì gọi là tinh lọc. Vậy khử trùng để lấy tinh chất thì gọi là gì? Chuyển dịch để lấy tinh chất thì gọi là gì?
SINH VẬT HỌC
9. Ghép cây chanh với cây quất thì gọi là cây chanh quất. Vậy ghép sờ-ri với ** sữa thì gọi là gì? Ghép cây trứng cá với cà **** dê thì gọi là gì?
TÂM LÝ HỌC
10. Cảm thấy xúc động thì gọi là xúc cảm. Vậy cảm thấy nhục nhã thì gọi là gì? Có ý tốt với người ta thì gọi là thiện cảm, có ác ý thì gọi là ác cảm. Vậy khoái người ta thì gọi là gì?